Bài 6. Cách viết Statement of Purpose: 2 điều lớn không thể thiếu trong SOP? Nộp trái ngành?Sức mạnh của phương pháp SMART? Mình dùng SMART để trả lời về Goal of study, title or subject of research, and detailed study plan như thế nào?

· 5 min read

P/S: Bạn nào muốn học tiếng Hàn, đặc biệt ôn TOPIK thì bấm vào đây Smart TOPIK nhé

Xin lỗi để các bạn chờ bài này quá lâu nhé.... Vào thẳng luôn nè

1. 2 điều không thể thiếu trong Statement of Purpose

Cái này nghe hổ báo nhưng trong guideline cũng đã chỉ sẵn ra rồi. Mình thấy khá rõ ràng, đầy đủ và logic nên các bạn apply học bổng khác cũng có thể áp dụng dàn ý này nhé.

Điều 1, Goal of study & study plan: Goals, your preparation for this field of study, title or subject of research, and detailed study plan

Điều 2, Future Plan after Study:  Future plan in Korea or another country after study in Korea

2. Sức mạnh của phương pháp SMART? Mình dùng SMART để trả lời về Goal of study, title or subject of research, and detailed study plan như thế nào?

Từ giờ mình sẽ đi phân tích từng điều nhỏ trong 2 điều lớn nhé.

Đầu tiên, trong Goal of study & study plan bạn lại phải đảm bảo 4 mục nhỏ như đã kể trên.

  • Thứ nhất, Goal of study. Mình trả lời thật lòng main goal/overall goal là để achieve career goal - trở thành HR Manager trong công ty Hàn Quốc. Mình không viết về kiểu dream đao to búa lớn như kiểu thay đổi xã hội, thay đổi văn hóa của người lao động gì đó, vì đơn giản mình tuân theo chữ A - Attainable trong phương pháp đặt mục tiêu SMART (mình sẽ giải thích rõ hơn ở dưới nhé). Ngoài ra, mình cũng có đề cập đến một số sub-goals như acquire professional knowledge, broaden my horizons… NHƯNG! TÓM LẠI cái main goal của bạn nên mang tính thực tế, bởi vì rõ ràng đi học thạc sĩ không thôi cũng chẳng giúp bạn thay đổi được cái j to lớn cho xã hội đâu…
  • Thứ hai, your preparation for this field of study: Phần này các bạn nên viết ngắn gọn nhất có thể vì trong Personal Statement đã đề cập quá nhiều đến vấn đề này rồi. Các bạn chỉ nên viết về 3 thứ: academic results, language ability và working experience. Mỗi thứ 1-2 câu là đủ.
  • Thứ ba, title or subject of research. Cái này có nghĩa là những research mà các bạn làm (nếu không có research thì khóa luận của các bạn) có liên quan đến major bạn chọn như thế nào? Ở cái research/ thesis đó, thường bạn sẽ chỉ ra một problem gì đó đúng không? Vậy thì nó có liên quan j đến major mà bạn sẽ chọn?

Bạn có thể trả lời theo nhiều hướng, ví dụ như học để tìm hiểu thêm nguyên nhân sâu xa hơn nữa hoặc cách giải quyết vấn hơn của vấn đề nghiên cứu?

Quiz.  Nhiều bạn thắc mắc là nếu nộp trái ngành thì viết thế nào? MÌNH CŨNG LÀ NGƯỜI NỘP TRÁI NGÀNH nên mình sẽ chia sẻ cách viết của mình.

Câu trả lời theo suy nghĩ của mình nhé: Mục đích chính của câu hỏi này là gì? Đó chính là hỏi xem những kinh nghiệm/ trải nghiệm mà bạn đã có  liên quan đến major bạn chọn như thế nào. Trong trường hợp nộp trái ngành: Ví dụ bạn học ngành A nhưng muốn apply ngành B, thì đương nhiên bạn phải có lí do j đó để thấy B thú vị hơn A. Hoặc nếu đơn giản bạn thấy A không hợp với mình – ok bỏ A, nhưng tại sao lại apply B mà không phải C??????? – Vậy thì hãy nêu ra trải nghiệm j đó “thú vị” với B để làm rõ hơn lý do bạn chọn ngành B???

Từ quan điểm trên, mình nghĩ rằng nếu không có research/thesis liên quan đến ngành học thì hãy viết về một project nào đó dẫn bạn đến việc chọn ngành B.

Mình cũng nộp trái ngành nên thesis và research của mình  không relevant lắm đến major mà mình nộp, nên mình cũng viết về 1 vấn đề mình nhận ra qua 1 project trong khi làm việc.

  • Thứ tư, detailed study plan. Để viết được detailed study plan thì các bạn hãy tuân thủ theo nguyên tắc SMART khi lập mục tiêu.

Nguyên tắc SMART là gì?

phng-php-t-mc-tiu-smart-7-728

Để thấm nhuần tư tưởng này thì các bạn tìm hiểu thêm bằng goole nhé =))). Hoặc xem thêm ở link này

https://www.slideshare.net/deltaviet/djo-chng-01-3-mc-tiu-smart

Nhưng tóm tắt lại thì như hình trên. Tức là, để có một PLAN rõ ràng bạn phải đảm bảo có MỤC TIÊU rõ ràng. 1 mục tiêu được cho là rõ ràng khi nó đảm bảo 5 yếu tố : Specific – Measurable – Attainable – Relevent – Time bound

Ví dụ cụ thể nhé. Trong bài của mình, mình làm plan cụ thể cho 3 năm: First year học tiếng thì làm gì? 2nd year và 3rd year học MS thì làm gì? Mỗi năm mình chia ra 3 block là academic results, work/research experience and extra-curriculum activities.

Lại cụ thể hơn nữa nhé.  Ví dụ khi viết về Mục tiêu trong năm 1/ với block academic results thì mình sẽ viết như sau:

Taking advantages of having certain level experience of Korean culture and basic features of Korean language from exchange course, I will accelerate my Korean language learning and I hope I can gain TOPIK 3 after 5 months then TOPIK 5 after 7 months. Once I understand essential vocabs and get used to daily life Korean topics, I will start focusing on reading Korean academic books, publications, and research. With this step-by-step plan, at the last month of Korean training course, gaining TOPIK 6 and grasp Korean major-related terms and concepts before proceeding to degree program is not a far-fetched goal.

Dịch sơ qua là: Nhờ việc đã nắm bắt được một phần văn hoá Hàn và những nét cơ bản của tiếng Hàn từ hồi còn đi trao đổi sinh viên, mình sẽ đẩy nhanh quá trình học ngôn ngữ và hy vọng rằng sau 5 tháng sẽ đạt TOPIK 3 và  sau 7 tháng sẽ đạt được TOPIK 5. Một khi mình đã nắm được những vốn từ cần thiết và quen với những chủ đề thường ngày thì mình sẽ bắt đầu tập trung vào đọc sách chuyên ngành, đọc báo và các nghiên cứu. Với kế hoạch từng bước như vậy thì vào tháng cuối cùng, việc đạt TOPIK 6 và nắm được các cụm từ tiếng Hàn và concept liên quan đến chuyên ngành sẽ không phải là mục tiêu xa vời

☕ ☕☕ Donate for my sharing – Buy me a coffee – Tặng mình 1 cốc cafe ☕ Click

Thử Check theo phương pháp SMART xem.

  • Specific không? –-> ok! cụ thể: Đạt TOPIK chứ không phải chung chung là "nâng cao khả năng ngoại ngữ"

  • Measurable không? Có mục tiêu TOPIK đo được bằng điểm số và cấp độ cụ thể là cấp 5/ cấp 6 --> ok! đo lường được chứ không phải chung chung là "trở nên thuần thục tiếng Hàn"

  • Attainable không? Sau 7 tháng đạt topik 5 có thể đạt được chứ --> ok! có thể đạt được (ví dụ như bạn nào mà chưa biết j tiếng Hàn như mình, mà viết sau 2 tháng đạt TOPIK 5 thì tức là chưa đảm bảo yếu tố này rồi nhé)

  • Relevant không? Liên quan quá đi chứ, mình phải học bằng tiếng Hàn mà – >> ok! liên quan

  • Time-bound? – 7 tháng + 1 năm – Ok!  có thời hạn rõ ràng

Tương tự như vậy, các bạn cứ lập dần kế hoạch cho năm 1 (first year) - năm 2 (second year)- năm 3 (third year)- năm 4 (fourth year).... Sau đó trong từng năm lại lập mục tiêu cho từng block academic results, work/research experience and extra-curriculum activities. Cứ như vậy thì các bạn sẽ làm ra được 1 STUDY PLAN riêng cho bản thân mình.

OK done 1 điều lớn!

Điều thứ 2, Future Plan after Study.

Cái này thì take it easy được rồi. Mình cũng đã tham khảo một số bạn bè quốc tế đã pass thì họ cũng trả lời đơn giản kiểu như nếu có cơ hội thì tao sẽ ở lại Korea, còn không thì t về nước. Mình cũng viết kiểu đơn giản nhưng chi tiết hơn một chút. Nếu có cơ hội tốt thì sẽ ở lại Hàn ít nhất 1-2 năm để có hands-on  business culture experience. Sau đó thì về VN làm cho công ty ở Hàn, ở công ty đấy mình sẽ áp dụng cái mình học để giải quyết vấn đề mà mình đã nêu ở đoạn bên trên (vấn đề mà mình thấy ở được ở project ý). Bên cạnh đó thì có thể làm business culture coach và tổ chức hoạt động để gắn kết nhân viên Hàn- Việt ở công ty mình làm việc hoặc xa hơn là ở cộng đồng doanh nghiệp 2 nước. That’s all.

----------------------------------

P/s: Vì Personal Statement, bạn nào inbox xin bản full mình cũng sẽ gửi ngay nên có một số bạn đã inbox xin bản full về Statement of Purpose của mình “cho tiện” =)). Nhưng cá nhân mình suy nghĩ nếu các bạn chưa suy nghĩ đủ lâu, chưa đầu tư đủ nhiều vào SP mà mình đưa bản full thì nó không tốt một chút nào cả. Và cũng hơi không xứng đáng ý. Cùng một lối tư duy logic như Personal Statement thôi, và mình cũng đã phân tích + lấy ví dụ quá chi tiết như trên rồi thì mình nghĩ các bạn có thể tự viết được Statement of Purpose mà không cần xem bản full. 

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Dưới đây là danh mục các bài trong “CHUỖI CHIA SẺ KINH NGHIỆM NỘP HỌC BỔNG CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC CỦA JINJU"

<Bài 1> 3 NÉT VỀ HỌC BỔNG CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC/ GIÁ TRỊ HỌC BỔNG BAO NHIÊU?/ CÁCH ĐỂ LUÔN CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ GKS/KGSP 

<Bài 2> Điều kiện và giấy tờ để nộp học bổng Chính Phủ HQ: GPA BAO NHIÊU? BẰNG NGOẠI NGỮ THẾ NÀO MỚI ĐỦ? GIẤY TỜ GÌ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ APPLY? 

<Bài 3> Hướng dẫn điền Application form, trình bày và chuẩn bị hồ sơ (chia sẻ của chị Thúy Quỳnh xinh đẹp) 

<Bài 4> Unitrack và Embassy track là gì? 

<Bài 5> Cách viết Personal Statement 

☕ ☕☕ Donate for my sharing – Buy me a coffee – Tặng mình 1 cốc cafe ☕ Click

<Bài 6> Cách viết Statement of Purpose  

<Bài 7> NÊN XIN THƯ GIỚI THIỆU CỦA AI? XIN THẾ NÀO? VIẾT LETTER OF RECOMMENDATION RA SAO? CÁCH TRÌNH BÀY ĐÚNG YÊU CẦU?

<Bài 8> 3 câu hỏi chắc chắn có trong vòng phỏng vấn Học bổng Chính phủ Hàn Quốc và cách trả lời? List câu hỏi phỏng vấn qua các năm? 5 điều cần chuẩn bị trước khi phỏng vấn?

<Bài 9> Video miêu tả vòng phỏng vấn của học bổng Chính Phủ hệ Undergrad do mình, em Đàm Thảo Trang và chị Dung Hoàng quay lại

<Bài 10> Làm sao để tìm các trường có ngành mà mình muốn học? Làm sao để biết trường mình muốn app có ngành mình muốn học hay không? (GKS)


👉 𝑵𝒈𝒐𝒂̀𝒊 𝒓𝒂 𝒍𝒂̀ 2 𝒃𝒂̀𝒊 𝒗𝒆̂̀ 𝑫𝒖 𝒉𝒐̣𝒄 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒄𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒊̀𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂𝒐 đ𝒐̂̉𝒊 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒗𝒊𝒆̂𝒏

- Part 1: Hoạt động ngoại khóa + bạn bè + thầy cô + du lịch

- Part 2: Học tập + chi phí + học bổng

Bài viết mới

Bài viết liên quan