5 điều về chuyện làm xuất nhập khẩu/sales B2B tại Hàn Quốc

· 5 min read

Mình là một người thích tìm hiểu và ghi chép lại những “giác ngộ” của bản thân về thế giới xung quanh. Việc viết lại giúp mình nhận ra sự thay đổi trong bộ não, cho mình cảm giác đang được trưởng thành. Đôi khi nó cũng khiến mình trở nên tích cực vì bỗng phát hiện ra vài niềm vui nhỏ xinh mà thường ngày bận bịu chưa kịp để ý. 

Lần này mình muốn viết về “5 điều về chuyện làm xuất nhập khẩu/sales B2B tại Hàn”. 

Điều 1. Trust but double check!!! 

Mình tốt nghiệp đại học Ngoại thương HN, chuyên ngành kinh tế đối ngoại từ năm 2018. Mình đã từng nghĩ mấy cái xuất nhập khẩu sao mà nó nhàm chán quá nên sau đó mình quyết định qua Hàn học Master về HRM. Nhưng cuộc đời đưa đẩy, mình lại đi làm việc đúng chuyên ngành đại học. Từng nghĩ việc làm xuất nhập khẩu là cứng nhắc, dập khuôn. Đi làm mới thấy đúng là nó dập khuôn thật 😊. Khi làm chứng từ, sai một chữ viết hoa lộn ra viết thường, làm tròn 2 chữ số mà đổi thành 1 chữ số cũng có thể phải làm lại từ đầu.

Dù vậy, chính điều này đã rèn cho mình một thói quen là “trust but double check”. Chúng ta nên tin những thông tin partner cung cấp, tin những gì mà bản thân mình hôm qua đã viết trong tài liệu. Nhưng vẫn phải luôn tự kiểm tra lại lần hai. Những giấy tờ/email quan trọng phải biết in ra giấy, check lại trước rồi mới gửi email. 

Điều 2. Không còn mentor nhưng đó cũng là cơ hội tự lớn, tự đào sâu nghiệp vụ

Lúc mới vào công ty có một chú cực kỳ tốt bụng chỉ dạy mình nhiều thứ. Chú không phải là là một người mentor hoàn hảo nhưng sẽ luôn giúp đỡ và giúp mình tìm cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên vì lý do sức khỏe mà chú phải nghỉ việc. Kể từ đấy mình phải manage luôn việc của chú.

Tiếp cái câu chuyện làm xuất nhập khẩu rất máy móc, dập khuôn. Chuyện là nếu chỉ dập khuôn và cẩn thận mà làm giỏi xuất nhập khẩu thì nó lại easy game quá =)). Sự thật là mỗi một mặt hàng, một nhà sản xuất, một consignee lại là một case khác nhau. Ngoài những chứng từ để thông quan thông thường, thì để đến được cái bước làm chứng từ thông quan đó thì lại phải trải qua ti tỉ những bước nhỏ hơn. Như là hàng hồng sâm thì phải cung cấp CFS hợp pháp hóa, layout bao bì,... hàng mặt nạ thì phải có cả thêm LOA.

Người Việt Nam mà phải đăng ký giấy chứng nhận xuất xứ CO ở VN cũng đã khó, đây lại còn phải đăng ký cấp phát CO ở Hàn, bằng tiếng Hàn. Một đống giấy tờ như 원산지 포괄확인서, 원산지소명서, 정선분표, 제조공정도... có khi người Hàn cũng không hiểu mà mình vẫn phải xoay sở. Sự thật là bản thân mình cũng phải thừa nhận là không hiểu hết 100% nhưng vẫn phải làm, vì không làm thì ai làm =))). Đâu còn mentor mà dựa dẫm nữa. Phải tự lớn thui. Làm rồi bị báo decline, lại làm lại. Dần dần sai ít hơn, làm mượt tay hơn, nghiệp vụ cũng cứng hơn. Nhưng mình biết, sắp tới vẫn sẽ có những case mới khó nhằn hơn. Lại phải đọc các FTA, lại phải đọc luật, tìm hiểu quy trình này kia. 

Sơ sơ vài mục trong một loại giấy tờ phải nộp để có thể đăng ký giấy chứng nhận xuất xứ (CO)

 

Điều 3. Đi làm sales bán hàng mà khách hàng nhiều khi còn hiểu về sản phẩm hơn cả mình 

Nghe hơi trớ trêu ha! Ở Hàn thì công ty mình không phải là một công ty lớn nhưng vì thường xuyên xuất hàng cho các chuỗi siêu thị ở Việt Nam như chuỗi Vinmart, Aeon, BRG mart... nên mình cũng may mắn được làm việc với nhiều anh chị CEO rồi quản lý ngành hàng ở các tập đoàn. 

Tính chất công ty mình là một công ty trading, trading rất nhiều sản phẩm. Còn bên VN nhiều anh chị ở các tập đoàn là chuyên gia về một loại sản phẩm nào đó nên họ đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu sản phẩm, thị trường của sản phẩm đó kỹ lưỡng hơn bản thân mình rất nhiều. 

Nhưng đúng là những người thực sự giỏi, những chuyên gia họ đều biết một điều rằng để có được lượng kiến thức như họ thì phải mất biết bao thời gian, đổ biết bao công sức rồi nên nhìn những người không chuyên như mình họ không hề tỏ ra khinh thường hay đánh giá. Ngược lại, những gì mình không biết rõ, cứ thành thật nói là mình không rõ, họ sẽ nhiệt tình chia sẻ kiến thức của bản thân. Không biết mọi người thấy thế nào, nhưng đối với mình thì được làm bạn, được làm đồng nghiệp với những người giỏi giang như vậy cũng là một dạng hạnh phúc.  

Đợt tháng 10 bên mình có plan đưa sản phẩm sữa TH true milk sang chuỗi cửa hàng tiện lợi 7/11 ở Hàn. Mình phải lên nội dung meeting kiêm biên phiên dịch luôn tại cuộc họp. Đó là lần đầu tiên mình được gặp chị Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc Kinh doanh Quốc tế, Tập đoàn TH. Có lẽ nếu ở VN, sẽ mất nhiều thời gian để mình có cơ hội gặp gỡ những “siêu sao” trong ngành business như vậy. Nhưng tại đây, mình được giao cho nhiệm vụ quản lý thị trường tại Việt Nam nên những cơ hội tiếp xúc với những người siêu giỏi như thế lại đến với mình thường xuyên. 

Sau gần 5 tháng đi làm thì trộm vía cũng được 9 cái purchase order mấy ngàn đến mấy chục ngàn đô. 

9 purchase orders mà 6 tháng mình đã ký được với các doanh nghiệp

Điều 4. Tốc độ chuyển đổi 3 thứ tiếng Anh Hàn Việt đang về tiệp cận 0

Công ty có một mình mình là người ViệViệt nên phải nói tiếng Hàn là đương nhiên. Hợp đồng, chứng từ thì phải làm tiếng Anh. Làm với partner VN thì lại nói tiếng Việt. Một ngày mình luôn phải bắn đủ 3 thứ tiếng Anh Hàn Việt. Tốc độ chuyển đổi giữa các ngôn ngữ ngày càng tiệp cận 0 là một tín hiệu tốt của việc học ngôn ngữ và mình đang dần cảm nhận được nó. 

Công ty có một mình mình là người Việt nên phải nói tiếng Hàn là đương nhiên. Hợp đồng, chứng từ thì phải làm tiếng Anh. Làm với partner VN thì lại nói tiếng Việt. Một ngày mình luôn phải bắn đủ 3 thứ tiếng Anh Hàn Việt. Tốc độ chuyển đổi giữa các ngôn ngữ ngày càng tiệp cận 0 là một tín hiệu tốt của việc học ngôn ngữ và mình đang dần cảm nhận được nó. 

Người ta hay bảo nếu học tiếng gì thì phải luyện suy nghĩ bằng tiếng đó. Chẳng hiểu sao mình thấy việc đó impossible =)). Đối với mình, mình thấy việc bật ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ chuyển đổi giữa tiếng mẹ đẻ qua tiếng nước ngoài cơ. 

Ban đầu cũng từng cố suy nghĩ bằng Hầu hết những dòng suy nghĩ và tư duy vẫn khoảng 80% là tiếng Việt, chỉ có biểu hiện ra bằng tiếng Hàn, tiếng Anh. Không hiểu sao mình thấy việc ép bản thân suy nghĩ bằng ngôn ngữ khác khiến mình cảm thấy hiểu nông về vấn đề đang cần giải quyết. Vì vậy  mình vẫn đang hướng đến việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi từ suy nghĩ sang biểu hiện ngôn ngữ khác. 

Điều 5.  Tự thấy mình là một công dân có ích 

Bình thường mà nói như này nghe hơi “công dân gương mẫu” nhưng mà từ khi đi làm xuất nhập khẩu mình thực sự thấy “là 1 nhân tố trong cầu nối giữa Hàn Quốc và Việt Nam”. Một bên thì, chính phủ Hàn đã nuôi mình ăn học 3 năm nên giờ mình cũng tự ý thức nên làm việc, xuất khẩu sản phẩm của Hàn về VN và đóng thuế cho chính phủ đầy đủ hihi. Còn một bên, mỗi lần doanh nghiệp Hàn muốn tìm sản phẩm VN mình luôn giới thiệu với đầy sự tự hào. Hiện giờ, mình cũng đang làm một project dài hạn là đưa nước uống của TH vào chuỗi 7/11 tại Hàn. Con đường đưa một sản phẩm lên kệ bán còn dài, cũng chưa biết có thành công hay không nhưng mình mong sẽ có ngày mình được ra 7/11 check in và khoe rằng mình - chính mình đã góp phần đưa sản phẩm VN được nhập khẩu CHÍNH NGẠCH vào thị trường Hàn đấy các bạn hihi.

 

P/S: Graduation post của JinJuvivu

Bài viết mới

Bài viết liên quan