"Thời gian học thì có hạn nhưng cần đạt TOPIK cao" - mình cũng như các bạn, đã từng đau đầu với bài toán này. Và lời giải cho nó chính là phương pháp học Smart – học ít được nhiều. Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã từng nói rằng ""Give me six hours to chop down a tree, and I will spend the first four sharpening the axe". Có nghĩa là "Nếu cho tôi 6 giờ để đốn hạ một cái cây, tôi sẽ dành 4 giờ đầu để mài sắc lưỡi rìu". Vậy nên, mình cũng ngồi khá lâu để suy nghĩ và hoạch định “con đường tu luyện” TOPIK trước khi đâm đầu vào mớ tài liệu tràn lan trên mạng hay dồn sức luyện đề vô tội vạ.
Trước khi đi vào phương pháp học SMART, bạn có thể tham khảo về "Tâm thế học? TOPIK 6 thì trình tiếng Hàn thế nào? Bằng TOPIK có quan trọng? để có cái nhìn tổng quát về quá trình học tiếng Hàn nói chung nhé. (Có cả hình bằng TOPIK 6 của mình đó hihi)HỌC SMART LÀ DƯ LÀO?
Phương pháp học Smart phải đảm bảo 2 yếu tố là “hiệu quả và tiết kiệm thời gian một cách tối đa”. Nếu chỉ có một yếu tố là “tiết kiệm thời gian”, mà rồi học tủ thì đó không phải là bản chất của phương pháp này. Học Smart là tư tưởng. Và tư tưởng đó được cụ thể hoá qua rất nhiều bài học mà điển hình là 3 bài học sau đây.
Bài học 1. Học cái gốc
Chắc trong thời đi học, bạn nào cũng từng gặp mấy thành phần đầu rất “trâu chó” kiểu rất ít khi thấy ngồi vào bàn, trông lười học nhưng học giỏi kinh khủng đúng không? Vậy điểm khác biệt là ở đâu?
Hồi cấp 3 mình học chuyên Toán cũng thế. Thấy có rất nhiều thằng con trai suốt ngày game, tối về chỉ ngồi vào bàn học một lúc mà nó học vẫn thi Quốc gia, Quốc tế ầm ầm. Trong khi mình đèn sách từ tối đến sáng sớm mà vẫn kém hơn tụi nó. Cay cú lắm chứ. Mình đã từng nghĩ đấy là chúng nó được trời phú cho sự thông minh, nhưng không! Mình đã nhận ra một điểm mấu chốt chính là chúng nó biết những thứ mình không biết, còn mình biết nhiều, nhưng là những thứ không cần ko biết hoặc những cái mình biết là “cái ngọn” chứ không phải “cái gốc”. Tụi nó đã biết cái gốc rồi thì hoàn toàn có thể suy ra cái ngọn của mình, còn mình thì không thể làm ngược lại.
Thử lấy ví dụ cụ thể nhé. Ai cũng biết về định lý Pytago trong tam giác vuông rằng: Nếu c là cạnh huyền và a, b là chiều dài của hai cạnh kề thì định lý Pytago có thể biểu diễn bằng phương trình Pytago: a^2+b^2=c^2, từ đó có thể suy ra c=√(a^2+b^2); b=√(c^2-b^2); a=√(c^2-b^2) đúng không nào?
Vậy thì, “cái ngọn” mình học cũng giống như phương trình c=√(a^2+b^2); b=√(c^2-b^2); a=√(c^2-b^2) còn cái gốc mà mấy thằng con trai giỏi hơn mình nó học là a^2+b^2=c^2 cơ. Mình phải học 2,3 lần, còn chúng nó thì chỉ học 1 lần là đủ. Chứng tỏ cách học của chúng nó hiệu quả hơn của mình!
Học tiếng Hàn cũng vậy, ví dụ như từ 확충. Có thể bạn chưa biết nó có nghĩa là gì, nhưng nếu bạn biết 2 cái gốc của nó là 확장 + 보충: mở rộng + bổ sung thì bạn hoàn toàn có thể giải ra được từ 확충 có nghĩa là tăng cường bổ sung.
Bài học 2. Biết hy sinh những điều cần hy sinh
Đây là điều mình hay nhắc học sinh nhất. Trong bài thi TOPIK thì bỏ cái gì?
Ví dụ như trong bài đọc TOPIK, câu 21 là dạng điền “속담, 관용어” – tục ngữ, quán ngữ. Để chắc chắn khoanh đúng được một câu này chắc phải học hết kho tàng tục ngữ tiếng Hàn, mà để thế thì có khi đến 80 tuổi cũng không học hết mất. Thú thực thì đến thành ngữ tục ngữ Tiếng Việt mình cũng chỉ biết mấy cái hay dùng thôi chứ nói gì đến tiếng Hàn :). Mà trong đề thi cũng chỉ có 1 câu – 2 điểm thôi. Nên thay vì ngồi tụng kinh cái list “100 thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn” thì chỉ ngồi chọn ra khoảng 10-20 câu mà đảm bảo 2/3 yếu tố sau đây:
- Những câu hay gặp nhất. Ví dụ như câu “하늘의 별 따기” – khó như hái sao trên zời. Thực sự học tiếng Hàn mà ko biết câu này thì thôi đấy.
- Những câu có những ý nghĩa sâu xa mà mình có thể dùng trong khi viết để nâng cấp từ vựng như “뛰는 놈 위에 나는 놈 있다” – giỏi thì còn có người giỏi hơn. Mình đã áp dụng trong đề thi TOPIK 65 khi người ta hỏi về “적당한 자신감을 유지하기 위해서는 어떻게 해야 하는가?” – Để duy trì trạng thái tự tin vừa phải thì phải làm gì?. Mình đã chia ra 2 trường hợp là “자신감이 부족하거나 지나칠 경우” là trường hợp thiếu tự tin/ tự tin thái quá thì phải làm thế nào, ở trường hợp tự tin thái quá mình đã chèn câu tục ngữ “뛰는 놈 위에 나는 놈 있다” trên như sau “자신이 만만하면 “뛰는 놈 위에 나는 놈 있다”는 말을 명심해야 한다 – nếu tự tin quá thì cũng hay khắc ghi vào lòng câu nói rằng “giỏi thì còn có người giỏi hơn”. Mình thậm chí còn soạn list câu cho học sinh học và gắn vào chủ đề luyện viết, để đi thi TOPIK vào chủ đề nào là não nảy nên câu tục ngữ đó luôn.
- Những câu mình thích. Cái này thì khỏi giải thích ha. Mình thích thì mình học nhanh hơn nên tiết kiệm thời gian hơn thôi.
Mình sẵn sàng hy sinh câu này. Mình thà chọn bừa còn hơn ngồi mất thời gian bơi vu vơ trong bể nước tục ngữ mà xác suất chọn đúng còn thấp lè tè. Thay vào đó, mình dành thời gian đó để luyện nghe !!!
Bài học 3. Học những gì cần học và đã học thì phải học sâu
Học những gì cần học?
Có rất nhiều trang hay share mấy list từ Hán Hàn với tiêu đề cực kỳ catching như “1000 từ vựng Hán Hàn”. Dân tình nhảy vào cả nghìn share. Nhưng thực tế thì trong “1000 từ đó” có đến 200, 300 từ gần như sẽ chẳng bao giờ xuất hiện trong đề thi, hoặc ngay cả trong đời sống sinh hoạt, người Hàn cũng cực kỳ hiếm khi dùng, vì nó đã là những từ siêu cổ. Vậy thời gian ôn đã hạn hẹp, tự nhiên bạn lại lãng phí 20% sức lực và thời gian vào những thứ đó để làm cái gì?
Đã học thì phải học sâu
4 kỹ năng Nghe-nói-đọc-viết liên quan cực kỳ chặt chẽ với nhau. Nghe giỏi thì mới biết người ta nói gì mà trả lời --> dần sẽ nói giỏi. Đọc giỏi --> biết nhiều từ, lượm lặt được nhiều idea, “copy” của người ta rồi biến nó thành của mình --> dần sẽ viết giỏi. Nói cách khác, viết là output của quá trình Reading --> Copy --> Writing. Thế nên mình không thiết kế khoá viết riêng lẻ mà kết hợp combo nghe-đọc và viết-đọc. Phải học thật sâu và kết hợp tối đa những kỹ năng cần thiết. Trong quá trình ôn, làm xong một câu trong bài đọc, đừng có dừng ở đó! Hãy ngồi ngắm nhìn một chút, đọc vài thứ liên quan để tạo các liên kết về chủ đề đó trong não của mình.
Ví dụ, trong khoá ĐỌC - Viết, có chuỗi “10 chủ đề xoay chuyển mọi tình thế” của mình về Chủ đề 1. 사회 – xã hội thì bạn hãy học nhiều vấn đề nhỏ bên trong như "Tỉ lệ sinh thấp", "Hoạt động tình nguyện" "Xã hội đa văn hoá".... Và khi bạn làm một câu đọc về 저출산, 고령화 – tỷ lệ sinh thấp, già hoá dân số. Thì sau khi chọn đáp án 1 xong, đừng vội vàng chuyển sang câu khác mà hãy dừng ở đó và tiếp tục thử sức với đề viết như sau:
Tóm lại là đã học là phải học đến tận nguồn cội, gốc rễ, biến tướng, xu hướng tương lai...
Trên đây là 3 bài học cốt lõi của Smart TOPIK. Chúc các bạn sớm giành được TOPIK cao nhé. Nếu chung tư tưởng học ngoại ngữ với mình thì có thể vào đây nha.
Smart TOPIK – Học ít được nhiều nhưng “More than TOPIK” – Đừng chỉ dừng lại ở một tấm bằng.
--------------------------------------
Disclaimer: Đừng có ai bóp méo - 왜곡하다 những thứ mình viết thành mấy cái tư tưởng như học tủ hay lười mà đánh bừa điểm cao nha. Học ngôn ngữ hay làm bất kỳ điều gì, nếu muốn giỏi thì phải chăm chỉ là điều đương nhiên. Mình chả bao giờ phản đối điều đó. Chỉ có điều là học làm sao để tiết kiệm sức lực và thời gian. “Học ít mà được nhiều” nhất có thể thôi!!!