Chọn track nộp hồ sơ cũng là một phần khiến các bạn rất phân vân đúng không? Bài này chủ yếu mình sẽ phân tích 2 track nhé (theo quan điểm của mình). Lưu ý ngay từ đầu là 2 track có 2 quota tách biệt nhau, mỗi track sẽ lấy khoảng 10 người và 2 track không hề cạnh tranh nhau trong 2 vòng đầu tiên.
"P/S: Bạn nào muốn học tiếng Hàn, đặc biệt ôn TOPIK thì bấm vào đây Smart TOPIK nhé
1. Quy trình lọc hồ sơ?
Trước hết, để hiểu được ưu nhược của Embassy Track vs Uni track thì các bạn phải biết quy trình chọn lọc của học bổng.
Để ra đến final results thì học bổng Chính phủ Hàn Quốc có 3 round chính:
- Round 1: Thí sinh nộp hồ sơ qua 2 track:
- Uni track: gửi thẳng bộ hồ sơ của mình đến trường muốn học
- Embassy track: gửi hồ sơ đến Đại sứ quán của nước mình
- Round 2: Interview
- Uni track: trường Đại học sẽ lọc ra khoảng 20-30 hồ sơ và gọi điện phỏng vấn qua điện thoại với thí sinh. Vòng này có trường sẽ phỏng vấn, nhưng cũng có trường không. Cũng có trường báo trước giờ phỏng vấn, cũng có trường không báo để thử thách thí sinh. (Trước đó mình mặc định là nếu phỏng vấn thì sẽ có mail báo trước nên ung dung lắm rồi cuối cùng hôm mình phỏng vấn là đang đi ở đường --> hốt hoảng tột độ).
Thực ra cái này cá nhân mình thấy hơi unfair về việc có trường phỏng vấn có trường không/ rồi lại có trường báo trước có trường không. Nhưng thôi, họ làm gì cũng có lý do cả, không nên uất ức chi cho mệt. Theo như mình biết thì năm vừa rồi trường GSIS của Yonsei cũng không phỏng vấn.
Phỏng vấn xong sẽ chọn ra khoảng 10-15 người (số lượng khác nhau tùy từng trường) để gửi lên NIIED để họ tiếp tục lọc vòng 3
Embassy track: Đại sứ quán cũng sẽ lọc ra khoảng 18-25 hồ sơ để phỏng vấn face-to-face với các bạn. Tức là các bạn phải đến tận ĐSQ phỏng vấn, hoặc nếu xa trong miền Trung miền Nam thì xin phỏng vấn qua Skype cũng được. Nhiều anh chị cũng bay luôn ra ngoài HN phỏng vấn cho chắc ăn. Phỏng vấn xong sẽ chọn ra khoảng 10-12 hồ sơ để gửi qua NIIED để họ tiếp tục lọc vòng 3
- Round 3:
- Uni track: Sau khi NIIED nhận được danh sách từ các trường sẽ xếp thí sinh theo quốc tịch để lọc theo quota nên nếu đã vào đến vòng này thì trường rank cao hay rank thấp cũng đều cạnh tranh với nhau hết nhé. Nếu tên bạn có trong kết quả ngày 30/4-1/5 thì đó là kết quả chính thức luôn. Bạn pass offically luôn rồi.
- Embassy track: Sau khi NIIED nhận được danh sách từ Embassy thì sẽ gửi về các trường Đại học. Nếu tên bạn có trong kết quả ngày 30/4-1/5 thì đó chưa phải kết quả chính thức. Các bạn sẽ đợi khoảng 1 tháng nữa để biết các trường mà bạn chọn có accept hồ sơ của các bạn hay không. Tuy nhiên qua rất nhiều năm cho thấy với VN nếu NIIED đã chọn thì chưa có ai bị fail ở vòng này nữa. Ít nhất cũng sẽ 1 trong 3 trường accept thôi nên không cần lo lắng quá.
☕ ☕☕ Donate for my sharing - Buy me a coffee - Tặng mình 1 cốc cafe ☕ Click
2. Embassy track vs Uni track
Ok, từ quy trình trên thì mình sẽ đưa ra ưu nhược của 2 track như sau
3. Track nào có lợi?
Cái lợi ở đây mình không đề cập đến chi phí nhé, mà chỉ đơn giản là khả năng pass và thời gian chờ đợi thôi. Và để biết track nào có lợi hơn thì bạn dựa vào hồ sơ + background + trường mà bạn chọn.
Tuy nhiên nếu bạn có 2 điều nổi bật dưới đây thì mình có thể chỉ ra luôn là bạn nên nộp track nào
- Thứ nhất, nếu bạn đã là sinh viên exchange/hoặc đang nộp học bổng Giáo sư của trường nào ở Hàn thì nộp ngay vào trường đó qua uni track khỏi suy nghĩ nhiều.
- Thứ hai, nếu bạn muốn vào trường top SKY mà lại không thấy tự tin vào hồ sơ của mình thì nộp qua Embassy cho an toàn. Bởi vì bạn có thể chọn 3 trường thay vì 1 trường nếu nộp qua Uni track. Thế nên bạn có thể chọn 1 trường top SKY và 2 trường rank thấp hơn.
UPDATE (năm 2021)
Question: Nhiều bạn hỏi là "Em nhìn trường em muốn app mấy năm nay đều không có ai người VN được học bổng Chính Phủ dù vẫn có tên trường trong danh sách. Có phải trường em không có quota không?
Answer: Học bổng Chính phủ không có quota theo trường ở vòng cuối nên vậy á e. Thường qua uni track thì chỉ ở vòng 1 vòng 2 sẽ có quota là 1 trường sẽ nominate khoảng 10-20 bạn lên NIIED. Nhưng vòng 3 cuối cùng NIIED sẽ cho tất cả những ng được nominate vào 1 danh sách để so sánh, bất kể trường nào. Nên nếu e nộp qua uni track có thể dễ qua vòng 1 vòng 2 nhưng đến vòng 3 là cũng đều phải cạnh tranh với các trường khác.
Do đó, trường hợp em app không có ai người VN được học bổng Chính Phủ dù vẫn có tên trường trong danh sách thì có thể rơi vào 2 trường hợp. Một là không có ai người VN nộp vào đó. Hai là có người VN nộp nhưng bạn VN đó k đủ sức cạnh tranh với các bạn VN nộp vào trường khác nên vậy á. Nên nếu mình tin mình cạnh tranh được với các bạn thì mình cứ nộp, k phải bất an nếu những năm trước chưa có ai người VN được chọn.
4. Độ transparency của 2 track?
Có nhiều bạn hỏi mình là có phải nộp qua Uni track thì minh bạch hơn Embassy track hay không, vì các bạn sợ là sẽ có “một số suất Đại sứ quán”. Nhưng cá nhân mình nghĩ là không phải vậy. Tại sao mình lại nghĩ như thế? Chẳng tại sao cả, mình tin vậy thôi. Mình thấy độ transparency và cả độ fair của học bổng chính phủ Hàn Quốc rất cao vì không có qua trung tâm hay ưu tiên sinh viên của một trường liên kết nào cả. Hơn nữa, tiếp xúc với những scholar khác thì thấy người ta giỏi thật, không phải giỏi đùa đâu =))
Hướng dẫn điền Application form, trình bày và chuẩn bị hồ
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dưới đây là danh mục các bài trong “CHUỖI CHIA SẺ KINH NGHIỆM NỘP HỌC BỔNG CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC CỦA JINJU"
<Bài 3> Hướng dẫn điền Application form, trình bày và chuẩn bị hồ sơ (chia sẻ của chị Thúy Quỳnh xinh đẹp)
<Bài 4> Unitrack và Embassy track là gì?
<Bài 5> Cách viết Personal Statement
<Bài 6> Cách viết Statement of Purpose
<Bài 8> 3 câu hỏi chắc chắn có trong vòng phỏng vấn Học bổng Chính phủ Hàn Quốc và cách trả lời? List câu hỏi phỏng vấn qua các năm? 5 điều cần chuẩn bị trước khi phỏng vấn?
<Bài 9> Video miêu tả vòng phỏng vấn của học bổng Chính Phủ hệ Undergrad do mình, em Đàm Thảo Trang và chị Dung Hoàng quay lại
👉 𝑵𝒈𝒐𝒂̀𝒊 𝒓𝒂 𝒍𝒂̀ 2 𝒃𝒂̀𝒊 𝒗𝒆̂̀ 𝑫𝒖 𝒉𝒐̣𝒄 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒄𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒊̀𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂𝒐 đ𝒐̂̉𝒊 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒗𝒊𝒆̂𝒏
- Part 1: Hoạt động ngoại khóa + bạn bè + thầy cô + du lịch
- Part 2: Học tập + chi phí + học bổng
☕ ☕☕ Donate for my sharing - Buy me a coffee - Tặng mình 1 cốc cafe ☕ Click