Bài 7. NÊN XIN THƯ GIỚI THIỆU CỦA AI? XIN THẾ NÀO? VIẾT LETTER OF RECOMMENDATION RA SAO? CÁCH TRÌNH BÀY ĐÚNG YÊU CẦU?

· 5 min read

Chắc guideline KGSP 2019 sắp ra rùi đó nhỉ? Tự nhiên mình nhớ lại năm trước, lúc nhen nhóm trong đầu ý tưởng apply, lên mạng tìm hiểu thử thì thấy guideline nó ra từ bao giờ mất rồi, may mà chưa quá deadline. Từ lúc quyết định nộp học bổng - tìm hiểu học bổng - viết hồ sơ-  đến lúc nộp hồ sơ là khoảng 3 tuần. Mọi thứ nhanh như chớp mắt, không mong đợi, không kì vọng vì đúng là lúc đấy bận (viết khóa luận, đi làm, ôn IELTS, NCKH và TẾT :)) ) nên không cả có thời gian để mong đợi. Vèo cái giờ đã đang ngồi ở Hàn được hơn 4 tháng rồi... Thế nên các bạn mà giờ vẫn chưa chuẩn bị gì hồ sơ cũng không cần phải lo là "ôi bao nhiêu người chuẩn bị cả mấy năm trời, sao cạnh tranh được...." làm gì cả. Cứ tập trung, làm hết sức mình thì "vận may" sẽ tự đến thôi.

OK. Hôm nay cùng tìm hiểu về LETTER OF RECOMMENDATION (Thư giới thiệu) nhé.

☕ ☕☕ Donate for my sharing – Buy me a coffee – Tặng mình 1 cốc cafe ☕ Click

1. NÊN XIN THƯ GIỚI THIỆU CỦA AI?

  • Thông thường bạn có thể xin thư giới thiệu của Giảng viên bạn đã học hoặc sếp nếu bạn đã đi làm. Học bổng CP HQ yêu cầu 2 thư nên nếu bạn đã đi làm thì mình recommend nên xin 1 thư của Gvien - chủ yếu sẽ viết về academic ability và 1 thư của sếp - chủ yếu sẽ viết về working experience.
  • Về Giảng viên, trên quan điểm của mình thì nên xin những thầy cô sau
    • Giáo viên hướng dẫn khóa luận/đề tài nghiên cứu khoa học: Bởi vì những thầy cô này thường gắn bó với bạn trong một khoảng thời gian khá dài, làm việc trực tiếp với bạn về một vấn đề mang tính chuyên sâu nên những đánh giá của thầy cô đó sẽ có credibility cao hơn.
    • Nếu các bạn đã từng học nước ngoài, đặc biệt là ở Hàn (ví dụ sv Exchange) thì hãy mạnh dạn xin thư giới thiệu của thầy cô mình đã học. Thêm 1 đánh giá của 1 Giáo sư nước ngoài cũng có thể làm tăng độ credibility cho hồ sơ của bạn.
    • Về học vị của thầy cô. Có bạn hỏi mình là có nhất thiết phải xin LOR của thầy/cô có học vị Tiến sĩ/ Giáo sư không? Nếu như các bạn đã đọc Guideline mọi năm thì nó không hề bắt buộc và học vị của thầy cô càng cao thì cũng càng tốt thôi.
  • Mình xin LOR của ai? 1 thư mình xin của giảng viên Hướng dẫn khóa luận là PGS.TS Lê Thị Thu Hà - Giám đốc Trung Tâm FTU Innovation and Incubation Space (FTU) và 1 thư của Giáo sư bên Hàn ở trường mình đã exchange - may mắn là mình được điểm cao nhất lớp trong course của cô nên cô rất nhớ và rất quý, thế nên chỉ mail xin phép là cô ok ngay sau 3 phút gửi mail :)))

2. XIN THẾ NÀO?

  • Cái này thực sự phụ thuộc vào độ thân thiết trong mối quan hệ của bạn với thầy cô/sếp. Thông thường mình sẽ viết email cho formal. Trong email nêu 3 điều như sau:
    • Mục đích xin LOR
    • Nêu Academic result của mình để phần nào chứng minh rằng "thầy/cô không phải xấu hổ khi giới thiệu em đâu ạ =))"
    • Đính kèm mẫu LOR của học bổng để thầy cô hình dung ra luôn.
  • Technically thì LOR phải do chính recommender viết. Tuy nhiên, vì thầy cô/sếp thường siêu bận nên thường chúng mình sẽ TỰ VIẾT --> gửi thầy cô CHECK-> thầy cô đồng ý --> Đi in, gặp thầy cô và xin chữ ký trực tiếp.

3. VIẾT LETTER OF RECOMMENDATION RA SAO?

  • Nhìn form thì các bạn cũng thấy cái bảng đánh giá. Đừng có tham đánh hết top 2% làm gì =)) nghe rõ vô lý... Trong 8 cái tiêu chí ý, thấy mình tự tin cái nào nhất thì hãy tích 2%. Còn thì vừa vừa thôi nhé.lor

lor2

  • Đi chi tiết 4 câu nhé:

What do you consider to be the applicant’s strengths?

What do you consider to be the applicant’s weaknesses?

Ở 2 câu này thì điều quan trọng không phải bạn khoe được nhiều strengths gì mà là những strengths và weaknesses  đây có consistent với những gì bạn đã viết ở Personal Statement và Statement of Purpose hay không? 

Tiếp theo, mình khuyên các bạn nên đưa ra 3 strengths và 1 đến 1.5 weaknesses. Tại sao lại có 0.5 weakness, đó chính là các bạn viết theo kiểu vừa là strength nhưng vừa là weakness ấy. Ví dụ, điểm mạnh của bạn là siêu cẩn thận, very carefully nhưng đôi khi nó bị over quá thành detail-oriented nên đôi khi khiến takes a lot of time and effort to make decisions and finish tasks. 

Một lưu ý khi nêu điểm yếu là đừng có nêu những điểm yếu mà nó "đập thẳng" vào cái ngày mà bạn học. Ví dụ như bạn apply ngành gì liên quan đến thống kê mà lại ghi quả điểm yếu là "low statistical skills' thì sao mà người ta duyệt bạn cho được!

How well do you think the applicant has thought out plans for graduate study?

☕ ☕☕ Donate for my sharing – Buy me a coffee – Tặng mình 1 cốc cafe ☕ Click

Ở đây, trên cương vị của giáo viên/sếp bạn có thể viết về việc đã được nghe "học sinh"/ hậu bối chia sẻ về career vision ra sao và graduate study là bước đệm quan trọng nhường nào để đạt được career goal? Đã chuẩn bị những gì, trong bao lâu, thể hiện quyết tâm như thế nào?

Please comment on the applicant’s performance record, potential, or personal qualities which you believe would be helpful in considering the applicant’s application for the proposed degree program.

Câu này thực chất là tóm tắt lại ngắn gọn những ý trên thôi. Đơn giản là nêu lại kiểu vì tôi thấy ứng viên performance record, potential, or personal qualities như trên or nêu cái nổi bật nhất... nên I regard Ms. ... as a qualified and deserved candidate for this scholarship. 3-5 dòng là đủ.

4. CÁCH TRÌNH BÀY ĐÚNG YÊU CẦU?

Applicants must get sealed recommendation letters from their recommenders. Letters with broken seals at the time of applying will be considered invalid.

Trong LOR có một yêu cầu như trên. Rất nhiều bạn hỏi mình cái này có là sao?

Việc sealed ở đây không phải là cần dấu đỏ hay gì cả, mà đơn giản là chữ ký của recommender thôi. Nếu các bạn để ý thì trong form LOR ở dòng cuối có câu này:

lor 3

Câu này có nghĩa là ngoài việc ký vào dòng "Recommender’s Signature" trong LOR thì sau khi cho LOR vào phong bì thì Recommender phải ký vào mép dán của phong bì một lần nữa (như hình dưới), mục đích là để niêm phong, không cho applicant mở ra đọc. Các bạn phải get sealed recommendation letters như vậy, và nếu nó bị sứt sẹo thì LOR vì trở nên không hợp lệ. 

envelope

How to get sealed recommendation letters

Dưới đây là danh mục các bài trong “CHUỖI CHIA SẺ KINH NGHIỆM NỘP HỌC BỔNG CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC CỦA JINJU"

<Bài 1> 3 NÉT VỀ HỌC BỔNG CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC/ GIÁ TRỊ HỌC BỔNG BAO NHIÊU?/ CÁCH ĐỂ LUÔN CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ GKS/KGSP 

<Bài 2>  Điều kiện và giấy tờ để nộp học bổng Chính Phủ HQ: GPA BAO NHIÊU? BẰNG NGOẠI NGỮ THẾ NÀO MỚI ĐỦ? GIẤY TỜ GÌ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ APPLY? 

<Bài 3> Hướng dẫn điền Application form, trình bày và chuẩn bị hồ sơ (chia sẻ của chị Thúy Quỳnh xinh đẹp) 

<Bài 4> Unitrack và Embassy track là gì? 

<Bài 5> Cách viết Personal Statement 

<Bài 6> Cách viết Statement of Purpose  

<Bài 7> NÊN XIN THƯ GIỚI THIỆU CỦA AI? XIN THẾ NÀO? VIẾT LETTER OF RECOMMENDATION RA SAO? CÁCH TRÌNH BÀY ĐÚNG YÊU CẦU?

<Bài 8> 3 câu hỏi chắc chắn có trong vòng phỏng vấn Học bổng Chính phủ Hàn Quốc và cách trả lời? List câu hỏi phỏng vấn qua các năm? 5 điều cần chuẩn bị trước khi phỏng vấn?

<Bài 9> Video miêu tả vòng phỏng vấn của học bổng Chính Phủ hệ Undergrad do mình, em Đàm Thảo Trang và chị Dung Hoàng quay lại

<Bài 10> Làm sao để tìm các trường có ngành mà mình muốn học? Làm sao để biết trường mình muốn app có ngành mình muốn học hay không? (GKS)


👉 𝑵𝒈𝒐𝒂̀𝒊 𝒓𝒂 𝒍𝒂̀ 2 𝒃𝒂̀𝒊 𝒗𝒆̂̀ 𝑫𝒖 𝒉𝒐̣𝒄 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒄𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒊̀𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂𝒐 đ𝒐̂̉𝒊 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒗𝒊𝒆̂𝒏 

- Part 1: Hoạt động ngoại khóa + bạn bè + thầy cô + du lịch 

- Part 2: Học tập + chi phí + học bổng 


The more we share ☕ ☕☕ Donate for my sharing – Buy me a coffee – Tặng mình 1 cốc cafe ☕ Click

Bài viết mới

Bài viết liên quan