Nếu search trên mạng về ngữ pháp này các bạn sẽ thấy nó được giải thích ở rất nhiều trường hợp như là “(1) nhưng (2) nên (3) thì thấy (4) hồi tưởng lại (5) liên kết hai mệnh đề - sau rồi thì.
Nhưng cá nhân mình thấy, nó đơn giản là để vừa kể rằng “mình đã làm gì, rồi thì mình thấy cái gì đó” và “cái gì đó” ở đây thường là những cái mà mình không expect (예상) từ trước khi mình làm, nên có tí ngỡ ngàng và cảm giác mới lạ trong đó. Và tất cả đều có sắc thái hồi tưởng và để liên kết hai mệnh đề.
Bản chất đơn giản là “thì thấy” còn dịch để mượt thì lúc đó mình mới suy theo từng trường hợp là nhưng/nên/thì thấy... thôi.
Ví dụ nhé
- Nhưng
파티에 여자 친구에게 같이 가자고 했더니 싫다고 하더라고요.
Tao mời bạn gái đi party, thì thấy/ nhưng/ thế mà nó lại nói là nó không thích đi chứ.
(ý là mình cứ nghĩ là rủ bạn gái là nó phải đi ngay, thế mà nó lại bảo không thích mới cay chứ)
- Nên
약을 먹었더니 좀 나아졌어요.
Uống thuốc xong thì thấy/ nên đã đỡ hơn
(ý là mệt thì uống thuốc chứ cũng chưa mong là đỡ ngay, thế mà nó đỡ thật)
- Thì thấy/nên
한국 드라마를 많이 봤더니 어느새 한국어를 좋아하게 됐어요
Xem drama Hàn nhiều rồi không biết từ lúc nào lại thấy thích tiếng Hàn.
Xem drama Hàn nhiều nên thấy thích tiếng Hàn từ lúc nào không biết (nghe vẫn xuôi)
(ý là mình cứ xem drama vui thôi chứ chả chủ đích quan tâm đến tiếng Hàn, thế mà lại rồi lại thích tiếng Hàn)
Túm lại, theo mình, vấn đề cốt lõi ở đây là hiểu bản chất cách diễn đạt của ngữ pháp chứ đừng làm phức tạp nó lên nhiều bằng việc dịch ^^
Nếu các bạn muốn học tiếng Hàn và ôn thi TOPIK một cách thông minh thì có thể tìm hiểu về Lớp SMART TOPIK ở đây
Đọc tí chuyện tâm sự của một anh chàng người Hàn để hiểu ngữ pháp này hơn nha :)