Đối với việc học thạc sĩ hay tiến sĩ thì việc viết khoá luận luôn là một việc mà chúng ta không thể xao nhãng đúng không ạ? Thậm chí ngay cả từ hồi mình học đại học ở Việt Nam mình cũng từng khá bối rối vì không biết phải bắt đầu từ đâu. Chính vì thế, Jinju mình mong bài viết này sẽ giúp cho các bạn đang hoặc sẽ học Thạc sĩ tại Hàn như mình bây giờ nắm bắt và hiểu rõ được từng bước mình phải làm gì.

I. Các giai đoạn viết khoá luận ở Hàn là gì?

Jinju xin chia việc viết khoá luận ở Hàn (maybe ở các nước khác cũng sẽ hơi giống) làm 4 giai đoạn lớn. Đó là:

1. Nộp bản kế hoạch khóa luận (Dissertation proposal 논문계획서)

2. Viết khoá luận

3. Thuyết trình giữa kỳ & bảo vệ khoá luận (Mid-term presentation & Defense •중간발표 & 심사 )

4.  In & nộp khoá luận

4 giai đoạn lớn khi viết khoá luận tại Hàn

Đi cụ thể từng giai đoạn luôn nhé.

P/S: Một số thông tin về timeline bên dưới thì là theo hệ Thạc sĩ 2 năm chứ không phải 1 năm nhé.

Trong part 1 này Jinju sẽ làm rõ về bản 논문계획서. Có cả ví dụ cụ thể bài của mình để các bạn hình dung nhé.

II. Viết bản 논문계획서 (Dissertation proposal) như thế nào? Ví dụ cụ thể?

논문계획서 (dissertation proposal) hay còn gọi là "Bản kế hoạch khoá luận". Bạn thường sẽ được các cô trên văn phòng khoa yêu cầu nộp vào khoảng kỳ học thứ 2. Tại kỳ học này, bạn cũng phải chọn giáo sư hướng dẫn (지도교수님).

Bản này thì thường có 5 mục chính như 논문제목, 논문개요, 진행계획표, 연구방법, 문헌과 자료 như hàng cuối bảng bên dưới.

Cụ thể nội dung từng mục nhé:

  1. 논문제목: Bạn thường sẽ phải viết cả 국문 (tiếng Hàn) và 영문 (tiếng Anh) tên đề tài khoá luận

2. 논문개요: Khái quát về khoá luận. Các bạn lưu ý đây không phải abstract. Abstract thì phải sau khi viết xong bạn mới viết được cơ. Đây đơn giản là nêu chủ đề của khoá luận. Bạn chỉ cần tóm tắt một vài số liệu, tình hình nghiên cứu,...nổi bật có liên quan mật thiết với chủ đề của mình.

3. 진행계획표: Ở đây bạn nên nêu rõ các mục thời gian. Ví dụ như :

  • 2020 년 6 ~ 8 월: 자료 조사 및 문헌 고찰 (Nghiên cứu và điều tra tài liệu)
  • 2020 년 9 월 : 연구 모형 및 가설 설정 (Xây dựng mô hình và giả thiết nghiên cứu)
  • 2020 년 10 ~ 12 월: 표본 조사 및 설문 (Xây dựng bảng hỏi)
  • ...............
  • ...............

4. 연구방법: Tức là bạn phải nêu được phương pháp nghiên cứu của khoá luận là gì. Định lượng hay định tính? Mình thì quen làm định lượng nên cách viết khá đơn giản. Loanh quanh vẫn là xây dựng mô hình -> kiểm tra độ tin cậy Cronbachs’ alpha -> Dùng SEM hay path analysis..... --> Kiểm tra giả thuyết.

Cụ thể của mình là:

  • 선행연구 고찰을 통해 인적자원관리 (HRM)과 E-HRM 이론에 관한 이론적 틀을 제시
  • 이를 근거로 하여 E-HRM, 노동생산성, 직무만족 기반으로 연구모형과 연구가설 설정
  • 설문지를 이용하여 수집한 데이터로 실증분석 실시
  • 통계분석:
    • 표본특성, 기술통계, 변수들의 신뢰도(Cronbachs’ alpha의 값)을  측정하기 위해서 SPSS 26.0를 이용
    • 확인적 요인분석을 측정하기 위해 AMOS 24.0 를 이용하여 구조 방정식 모형의 모형 적합도(model fit) 확인
    • 간접효과 검증하기 위해 붓스트랩을 (Bootstrap) 이용 o연구가설에 대한 채택, 기각여부는 구조방정식 모델링(SEM)을 이용
    • 성별, 연령, 학력, 근속 년수에 따라 E-HRM를 평가 점수에는 차이가 있는지 없는지 알아보기 위해서 독립 표본 t 검정 (Independent t-test)과 일원배치분산 분석(One-way ANOVA) 실시    

  5. 문헌과 자료: Phần này đúng là reference nhưng không cần dài cả 50 60 cái như lúc khoá luận hoàn thành. Chỉ nên trích từ 6-10 bài báo, nghiên cứu, khoá luận đắt giá nhất đối với đề tài bạn chọn thôi.

Trên đây là một số mục chính và cơ bản. Thực tế thì bản mình gửi cho giáo sư còn viết thêm một vài mục khác như 연구목적 (mục đích nghiên cứu), 연구의 모형 (mô hình nghiên cứu), 연구의 가설 (giả thuyết nghiên cứu).

Tuy nhiên bản trên hệ thống hiportal nó chỉ có 5 mục thôi. 5 mục đó như sau

논문계획서 trên trang hiportal của Jinju

III. Một số câu hỏi thường gặp (Q&A)

Q1. Tổng độ dài của bản 논문계획서 này là bao nhiêu?

A1. Chỉ nên viết ngắn gọn tầm 1.5 trang đến 2 trang thôi. Bản này chủ yếu để giáo sư xem bạn định chọn chủ đề gì. Đã đọc qua tài liệu gì rồi? Có khả năng làm được hay không mà thôi. Các giáo giỏi lắm. Nhìn qua là biết liền. Không cần viết dài dòng mất thời gian

Q2. Gửi cho thầy 지도교수님 xong thì thầy có nói gì không?

A2. Nếu thầy thấy ok thì sẽ thường email lại cho bạn kèm theo một vài tài liệu mà thầy gợi ý bạn nên đọc để làm nền tảng viết khoá luận. Còn nếu thầy thấy đề tài còn chưa rõ ràng hoặc quá khó so với sức của bạn thì thầy sẽ hỏi thêm một vài câu và có thể hẹn gặp bạn để hỏi rõ hơn. Nếu thực sự có vấn đề thì mình khuyên các bạn nên xin gặp thầy để nói chuyện rõ ràng chứ không nên email qua lại quá nhiều vì đây thực sự là chuyện quan trọng! Mà chuyện quan trọng thì không nên nói qua điện thoại nhe :)

Q3. Gửi bản 논문계획서 rồi sau này có thay đổi được đề tài khoá luận không?

A2. Thay đổi được nhé. Mình cũng đã như vậy. Mình còn đổi hẳn sang một chủ đề mới không hề liên quan đến chủ đề mà ở 논문계획서 ban đầu mình đã nộp cơ. Tuy nhiên mọi sự thay đổi bạn đều phải xin phép giáo sư hướng dẫn (지도교수님) của bạn thì mới được chấp nhận nhé.

Disclaimer: Đây là quan sát, tìm hiểu, học hỏi về việc làm khoá luận thạc sĩ của mình tại Hàn. Bài viết sẽ phù hợp cho các bạn học các chuyên ngành kinh tế, xã hội hơn là các bạn học kỹ thuật.

© Bản quyền thuộc về page Smart TOPIK © Copyright by https://jinjuvivuhankuk.wordpress.com  ☞ Please share & Do not Reup

Bài viết mới

Bài viết liên quan